Home » » Thực hư chuyện cây vạn niên thanh không có tác dụng phong thủy

Thực hư chuyện cây vạn niên thanh không có tác dụng phong thủy

Vạn niên thanh là loại cây quen thuộc được trồng trong mỗi gia đình hoặc nơi công sở. Tuy thế, dạo gần đây có xuất hiện những thông tin loài cây này không hề có tác dụng trong phong thủy.

Trên mạng lan truyền thông tin cây vạn niên thanh "có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong vòng 15 phút" hoặc “nếu chạm vào cây mà sờ lên mắt có thể gây mù”, và khuyên bỏ hết loại cây này để đảm bảo an toàn...
Thực tế trong họ ráy (araceae - họ thực vật một lá mầm, hoa kiểu cụm) có nhiều chi, trong đó chi hay được làm cây cảnh bao gồm Dieffenbachia (vạn niên thanh lá hoa, xuất xứ châu Phi), Aglaonema (minh ty, lượng ty, vạn niên thanh), Caladium (môn đốm, môn cảnh), Nephthys và Epipremnum (vạn niên thanh leo). Mỗi loại trên có độc hại và các đặc tính riêng, theo bảng sau:

Tên


Dieffenbachia
(Vạn niên thanh hoa)


Aglaonema
(Minh ty, vạn niên thanh)


Epipremnum
(Vạn niên thanh leo, trầu bà)


Rohdea japonica
(Vạn niên thanh Trung Quốc)


Xuất xứ


Nhiệt đới, chủ yếu từ châu Phi


Đông Nam Á


Châu Á, Australia)


Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản)


Hình ảnh

Đặc điểm
Cây cảnh thấp, có chấm ở lá. Ưa bóng râm nên hay trồng trong nhà
Lá kim hoặc trứng, hoa nhỏ không rõ rệt. Phiến lá loang màu bạc.
Lá hình trái tim.
Lá xanh hình mũi mác. Hoa nhạt màu vàng, dày đặc. Trồng làm cảnh.
Sử dụng
Một số nghiên cứu cho rằng có thể dùng cây này để kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư.
Được cho là cây cảnh mang lại may mắn.
Dùng trang trí, loại bỏ chất ô nhiễm trong nhà. Đôi khi trồng dưới nước.
Theo một số nghiên cứu, có thể dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, chữa bạch hầu...
Độc tính
Nếu nhai lá, sẽ gây cảm giác nóng rát, nổi mẩn, chảy nước dãi, một số ít trường hợp có phù nề nhưng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng, sẽ khỏi khi dùng thuốc giảm đau.
Nhựa có độc tính, có thể gây mẩn ngứa, nhai lá có thể gây viêm, rộp vùng miệng, lưỡi, họng...
Có độc tính, gây kích ứng cho trẻ em và vật nuôi.
Không ăn được, và gây độc, nhưng lại dùng làm thuốc Đông y.
Các loài vạn niên thanh được sử dụng rộng rãi trong trang trí, tiểu cảnh sân vườn với nhiều ưu điểm. Trong phong thủy, việc sử dụng cây (có cả độc tính và lợi ích này) chứng tỏ người chủ có đầu óc khoa học, yêu ghét phân minh, càng thích hợp cho người làm trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đầu tư chứng khoán hay mở mang thị trường mới, lĩnh vực mới. Cây vạn niên thanh thường đặt để tạo sơn, hóa giải sát khí hoặc thúc đẩy, kích hoạt sao Tứ Lục - chủ về khoa cử.
Cay-van-lien-thanh
Nên có biển cảnh báo về độc tính của vạn niên thanh. Ảnh minh họa.
Vậy nên nếu muốn trồng vạn niên thanh nên đặt ở nơi công sở, cách xa trẻ em. Bên cạnh cây đặt biển cảnh báo để mọi người lưu ý. Không nhất thiết phải bài xích quá đà, loại bỏ hoàn toàn cây này. Cách chăm sóc:
- Nước: Tưới nước có độ ấm bằng nhiệt độ phòng. Mùa xuân, mùa hè cần phải tưới nhiều nước hơn, đất quá khô quá ẩm đều xuất hiện đốm trên lá. Cần phun đều nước trên mặt lá.
- Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, cần bón phân đạm để cây nhanh lớn. Cây đã trưởng thành hạn chế bón phân để giữ cho hình dáng cây ổn định.
- Đất: Phải tơi xốp, dùng đất trồng bình thường, khoảng 2 năm đảo chậu một lần, đồng thời loại bỏ những thân cây trụi lá để thúc đẩy ra chồi non. Phải luôn giữ độ ẩm cho đất.
- Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng, cần giữ ở nhiệt độ dưới 25 độ C.
- Đốm lá: Khô hay ẩm quá đều gây đốm lá. Cần kịp thời loại bỏ lá hỏng, vào thời kỳ đầu cần phun Bordo Mix nồng độ 0,5%-1%.
Nguyễn Mạnh Linh
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD
(Theo Vnexpress) 
Chia sẻ bài viết: :
 
Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội Chung cư Hà Nội